Phát triển, kết thúc của phong trào Phong_trào_Tân_văn_hóa

Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 ban đầu được lãnh đạo thống nhất, nhưng sau có bất đồng dẫn đến tan rã về mặt chính trị. Hồ Thích, Thái Nguyên Bồi và các trí thức theo chủ nghĩa tự do khác kêu gọi các sinh viên biểu tình trở về lớp, nhưng Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu cho rằng thay đổi văn hóa là vô ích nên kêu gọi hành động chính trị cực đoan hơn[13]. Họ dùng chức vụ giáo sư Đại học Bắc Kinh để tổ chức các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Marx và cuộc họp đầu tiên của Đảng cộng sản Trung Quốc. Mao Trạch Đông khi đó là phụ tá của Lý Đại Chiêu đã tiếp thu chủ nghĩa cộng sản tại các lớp học này và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Trung Quốc.

Lý Đại Chiêu kêu gọi "các giải pháp cơ bản", nhưng bị Hồ Thích chỉ trích là trừu tượng, cho rằng "vấn đề đa học, chủ nghĩa thiểu học"[14]. Những người ủng hộ trẻ theo Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú bước vào chính trường có Mao Trạch Đông và các đồng chí của ông như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ.

Các sinh viên khác hưởng ứng lời kêu gọi quay về học. Các phương pháp mới ảnh hưởng đến học thuật sau này như sử gia Cố Hiệt Cương tiên phong trong việc dùng thuyết Tân sử học ở Đại học Columbia với các sách vở Trung Hoa cổ xưa trong Phong trào Nghi cổ.[15] Nho giáo được nghiên cứu có hệ thống bằng các phương pháp nghiên cứu phương Tây. Hiệt Cương cũng khuyến khích sinh viên nghiên cứu các truyền thống dân gian Trung Quốc đã bị các học giả Nho giáo phớt lờ hay bỏ qua.[16] Giáo dục có địa vị cao trên chương trình Tân văn hóa, Thái Nguyên Bồi đứng đầu Hội Tân giáo dục mới, còn các sinh viên đại học tham gia Phong trào Giáo dục đại chúng của Yến Dương Sơ và Đào Hành Tri chủ trương biết chữ làm nền tảng cho việc quảng đại quần chúng tham chính. Phong trào Tân văn hóa đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền học thuật Trung Quốc.

Báo chí và dư luận

Báo chí Trung Quốc được hiện đại hóa trong thập niên 20 theo các tiêu chuẩn quốc tế nhờ vào ảnh hưởng của Phong trào Tân văn hóa. Địa vị của nhà báo và biên tập viên được chuyên nghiệp hóa và trở thành nghề nghiệp tôn kính. Khía cạnh kinh doanh trở nên quan trọng, sau khi quảng cáo và tin tức thương mại được nhấn mạnh hơn các tờ báo chính đặc biệt ở Thượng Hải ngưng làm báo vận động biểu trưng thời kỳ cách mạng năm 1911.[17] Ngoài các trung tâm chính, chủ nghĩa dân tộc đề xuất trong các nhật báo đô thị không đặc biệt bằng chủ nghĩa địa phương và văn hóa.[18]

Năm 1924, người đạt Giải Nobel Ấn Độ Rabindranath Tagore tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết ở Trung Quốc, cho rằng xã hội Trung Quốc có thể bất ổn nếu du nhập quá nhiều văn minh phương Tây. Bất kể nỗ lực của Tagore, các lý tưởng phương Tây là yếu tố chính của Phong trào Tân văn hóa, dân chủ trở thành công cụ thiết yếu cho những người bất mãn với tình trạng bất ổn của Trung Quốc, trong khi khoa học dùng làm khí cụ chính để dẹp trừ "tối tăm của mê tín dị đoan."[19]

Tóm lại, các trí thức Tân văn hóa chủ trương, bàn luận nhiều giải pháp thế giới bao gồm khoa học, công nghệ, chủ nghĩa cá nhân, âm nhạc và dân chủ và các vấn đề này nên do chính thể nào thi hành cho tương lai. Xu hướng bạo lực, chống thực dân và dân túy giữa thập niên 20 đã áp đảo khuynh hướng trí thức và văn hóa của phong trào.[20]